Những lưu ý khi lái xe và tham gia giao thông ở Nhật Bản

Nhận Bản vốn dĩ đã nổi tiếng là một đất nước có hệ thống giao thông đường bộ tốt nhất thế giới, số người tai nạn giao thông cũng thấp nhất thế giới. Để có được thành tựu đó không chỉ do hệ thống giao thông tốt, luật lệ chặt chẽ, mức xử phạt nghiêm khắc mà còn là ý thức chấp hành giao thông ở Nhật cũng thực sự tuyệt vời

Nói chuyện về giao thông Nhật Bản, mình có đã có 1 thời gian qua Nhật công tác và đi chơi, hôm đó mình đi từ Kimobetsu, Hokkaidō sang Sapporo, Hokkaidō để gặp 1 người bạn. Đến nơi thì mình đậu xe vào lề đường ở trước 1 con ngõ nhỏ. ở khu này đường xá như ở vùng quê nên cũng rất vắng vẻ. Vào nhà người bạn chơi khoảng hơn 1 tiếng quay ra thì ngay trước đầu xe của mình đã có 1 thông báo phạt nguội của CSGT ghi rõ ràng “Đậu xe tại đường có biển cấm đỗ cách khoảng 150 mét, số tiền phạt 8.000 yên (khoảng 1.600.000) và nộp tại sở CSGT vào 2 ngày sau, đúng 10h”.

Thế là 2 hôm sau mình đành quay lại sở CSGT hôm trước để nộp phạt vào đúng 10h sáng. Thế là vừa mất tiền vừa mất thời gian. Do mình sử dụng bằng lái xe quốc tế để dùng trong thời gian ngắn nên cũng không có chuyện bị trừ điểm. Đúng thực sự, lái xe ở Nhật Bản với tôi là nỗi kinh hoàng vì mức phạt rất nặng và họ cũng rất hà khắc trong việc xử phạt, không có chuyện xin xỏ đút lót như ở Việt Nam. Nếu bạn chưa có bằng lái xe Nhật Bản thì nên chuẩn bị trước 1 giấy phép lái xe quốc tế trước khi qua Nhật nhé

Kể câu chuyện như vậy để các bạn chuẩn bị sang Nhật du học, du lịch, công tác nên để ý và học luật giao thông cẩn thận trước khi tham gia, nhất là hệ thống biển báo và quy tắc tham gia giao thông để tránh mắc lỗi. Trong bài viết này mình sẽ tổng hợp lại những quy tắc giao thông và hệ thống biển báo giao thông tại Nhật Bản

Nếu bạn là du học sinh, người đi công tác, xuất khẩu lao động hay chỉ là đi du lịch Nhật Bản thì bạn nên tham khảo những lưu ý khi lái xe và tham gia giao thông tại Nhật dưới đây nhé.

Những lưu ý khi lái xe và tham gia giao thông ở Nhật Bản

Những lưu ý khi lái xe và tham gia giao thông ở Nhật Bản

1. Những quy tắc chung khi tham gia giao thông ở Nhật

  • Lái xe bên phải và di chuyển bên trái: Ở Nhật, các phương tiện giao thông xe cộ đều đi bên trái, bên phải dành cho người đi bộ. Chính vì thế mà tay lái của xe oto bên Nhật cũng nằm ở phía tay phải.
  • Không được rẽ khi có đèn đỏ: Trái ngược với Việt Nam là được rẽ khi có đèn đỏ, ở Nhật họ không cho phép rẽ khi có tín hiệu đèn đỏ.
  • Phải nháy đèn xi nhan khi chuyển làn hoặc vào làn: Trước khi chuyển làn hoặc nhập sang làn khác bắt buộc phương tiện phải nháy đèn Xi nhan trước 3 giây
  • Ở Nhật họ không bấm còi trừ khi gặp trường hợp nguy hiểm và phương tiện giao thông lớn phải ưu tiên phương tiện nhỏ và người đi bộ là được ưu tiên nhất
  • Tất cả đều phải thắt dây an toàn: Ở Nhật mọi người đều phải thắt dây an toàn kể cả người ngồi trước lẫn người ngồi sau để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

 

Luật giao thông cơ bản ở Nhật

Luật giao thông cơ bản ở Nhật

2. Những lưu ý và kinh nghiệm khi tham gia giao thông ở Nhật

2.1. Đi xe buýt bên Nhật như thế nào?

Khi tới trạm xe buýt bạn cần chú ý tới bảng giờ xe buýt chạy (bảng trên là ngày thường và bảng dưới màu đỏ là ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ). Ở trên bảng sẽ có mã xe (như kiểu xe 03, 01, 202,.. ở Việt Nam vậy), điểm đi, điểm cuối và giờ xe đến.

Còn khi lên xe buýt bạn cần lấy phiếu đánh số để có thể tính tiền vì trên xe buýt có bảng giá tính tiền tự động theo từng trạm. Bạn lưu ý là khi lên xe buýt không nên nói chuyện và nên đổi tiền lẻ trước vì trả thừa sẽ không được trả lại đâu.

Đi xe buýt bên Nhật như thế nào

Đi xe buýt bên Nhật như thế nào

2.2. Những lưu ý cơ bản cho người đi bộ

Ở Nhật, người đi bộ phải luôn luôn di chuyển trên vỉa hè, nếu không có vỉa hè thì nhất định phải đi bên phải đường (đi sát đường để đảm bảo an toàn cho bản thân nhé). Nổi bật hơn, bạn cần chú ý:

  • Phải làm theo các tín hiệu dành cho người đi bộ khi qua đường. Nếu không có tín hiệu hãy đến lối qua đường cho người đi bộ hãng qua nhé. Hoặc qua đường từ từ khi không thấy xe lưu thông

  • Bạn cũng có thể qua đường bằng cầu trên cao hoặc đường hầm qua đường

  • Đừng bao giờ vội vàng chạy qua đường mà không quan sát.

  • Khi đi qua đường sắt hãy dừng lại quan sát để đảm bảo an toàn (vì hệ thống đường sắt bên Nhật sử dụng rất nhiều)

  • Nếu có việc phải ra ngoài vào ban đêm thì bạn nên mặc áo sáng màu hoặc có phản quang để đảm bảo an toàn nhé

Những lưu ý cơ bản cho người đi bộ

Những lưu ý cơ bản cho người đi bộ

2.3. Kinh nghiệm khi đi xe đạp ở Nhật Bản

Xe đạp là phương tiện phổ biến của người Nhật, do đó nhiều vụ tai nạn, sự cố cũng từ đi xe đạp mà ra. Nếu bạn lần đầu du lịch Nhật tự túc hoặc du học Nhật thì phải lưu ý rất nhiều điều đấy nhé.

Ví dụ như:

Khi đi xe đạp bắt buộc phải đi sát mép đường bên trái. Nếu đi trên vỉa hè sẽ là phạm luật. Trong trường hợp được đi trên vỉa hè thì phải có biển báo dành cho người đi bộ và xe đạp, người già trên 70 và trẻ em được phép đi xe trên vỉa hè hoặc có xe đỗ dưới đường, đoạn đường đang thi công,..

Tuy nhiên, khi xe đạp di chuyển trên vỉa hè bạn bắt buộc phải đi chậm, trong mọi trường hợp đều phải ưu tiên người đi bộ. À còn điều nữa là nếu để trẻ em ngồi sau thì bé phải được đội mũ bảo hiểm nhé

Kinh nghiệm khi đi xe đạp ở Nhật Bản

Kinh nghiệm khi đi xe đạp ở Nhật Bản

Ngoài ra, xe đạp bên Nhật cũng có một vài điều cấm như:

  • Nghiêm cấm đi xe đạp khi đã uống bia, rượu
  • Không được phép đi xe đạp đôi và đi xe hàng 2 hàng 3
  • Không cầm ô, dù khi đi xe đạp mà thay vào đó là mặc áo mưa nhé
  • Không nghe điện thoại, sử dụng thiết bị điện tử khi di chuyển. Nếu bị bắt, bạn sẽ phải nhận mức phạt tới 5000 yên = hơn 1 triệu
  • Bật đèn pha xe đạp khi đi vào ban đêm để đảm bảo an toàn

2.4. Kinh nghiệm đi xe máy tại Nhật Bản

Kinh nghiệm đi xe máy tại Nhật Bản

Kinh nghiệm đi xe máy tại Nhật Bản

Ngoài việc di chuyển ở bên trái thì luật đi xe máy ở Nhật cũng tương tự như Việt Nam, bạn cũng cần:

- Bằng lái xe (nếu không có thì phải làm hoặc đổi từ bằng lái xe Việt Nam sang Nhật với hiệu lực 1 năm), giấy phép lái xe, bảo hiểm,..

- Đi xe bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm

- Xe chỉ được phép cho 2 người ngồi lên.

- Cấm không được độ xe bất hợp pháp

- Sử dụng tai nghe không được tính là vi phạm nhưng rất có thể bạn sẽ bị phạt khi tới những địa phương khác nhau. Vì thế tốt nhất là không dùng tai nghe khi tham gia giao thông

- Sử dụng điện thoại thông minh khi di chuyển sẽ bị phạt tới 6000 Yên

2.5. Những lưu ý khi lái ô tô ở Nhật Bản

Với người Việt qua Nhật thì lái ô tô có lẽ sẽ gặp nhiều bất cập nhất. Bởi lẽ, ô tô phải lái xe nghịch tay, chỗ ngồi và vô lăng cũng ngược hoàn toàn so với ở Việt Nam. Vậy nên, nếu bạn đã lái cứng ở Việt Nam thì nên cẩn thận vì càng lái cứng thì kỹ thuật lái xe càng ăn sâu trong tiềm thức. Bất cập không chỉ ở tay lái nghịch mà còn ở mức phạt khi vi phạm. Ví dụ: 

Nếu bạn đỗ xe ở nơi cấm đỗ thì sẽ bị phạt khoảng 8000 yên = 1 triệu 7. Hơn nữa, bạn còn phải đến tận CSGT để nộp phạt theo lịch hẹn của cảnh sát và bị trừ điểm trong bằng lái xe.

Nếu bạn muốn thuê xe đi ở bên Nhật thì bạn có thể xem qua bài viết những kinh nghiệm khi thuê xe hơi ở Nhật Bản để thuê được loại xe tốt với giá phù hợp nhất nhé.

Những lưu ý khi lái ô tô ở Nhật Bản

Những lưu ý khi lái ô tô ở Nhật Bản

Lưu ý: Nếu bạn ở miền Bắc mà vi phạm lỗi ở miền Nam thì bắt buộc phải quay trở lại miền Nam để nộp phạt theo lịch hẹn của cảnh sát.

Tiếp đó, bạn cũng cần chú ý một số điểm sau:

  • Không được vượt quá tốc độ được ghi trên các biển hoặc chỉ báo giao thông khác. Giới hạn tốc độ có nhiều mức 100km/h trên đường cao tốc, 30 - 40 km/h ở thành thị, 60 km/h ở những khu vực khác
  • Không sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông
  • Trẻ em dưới 6 tuổi phải ngồi trên ghế dành riêng cho trẻ nhỏ
  • ...

Có một điều cấm kỵ khi lái ô tô đó là 100% không được uống rượu hoặc trên cơ thể có mùi rượu. Bởi lẽ cảnh sát bên Nhật cực kỳ nghiêm ngặt về vấn đề này. Nếu nồng độ cồn của bạn vượt quá 0.15mg/ L (tương đương với 0.03%) thì bạn có thể bị phạt một khoản tiền lớn 500.000 yên (hơn 108 triệu) và phạt 3 năm tù. Còn nếu lái xe khi say rượu sẽ bị phạt 1 triệu yên (215.000.000 triệu) và 5 năm tù.

3. Biển báo giao thông ở Nhật Bản mà bạn nên biết

Biển báo giao thông

Ý nghĩ của biển báo giao thông 

Đường cao tốc phía trước
Lối ra đường cao tốc phía trước
Lối ra và khoảng cách đường cao tốc

Tên đường

Giới hạn chiều cao của xe
Đi chậm lại (tiếng Anh và tiếng Nhật)

Dừng lại (tiếng Nhật và tiếng Anh)
Đường cấm tất cả

Cấm các loại phương tiện

Cấm đi ngược chiều

Cấm ô tô

Cấm xe tải

Cấm xe buýt

Cấm xe máy

Cấm xe không có động cơ

Cấm xe đạp

Cấm xe máy và ô tô

Cấm xe máy 2 người

Cấm xe máy 2 người

Cấm xe chở hàng nguy hiểm

Cấm xe không nặng hơn 5.5 tấn

Xe không được cao quá 3.3m

Chỉ dành cho ô tô

Chỉ dành cho xe đạp

Chỉ dành cho người đi bộ

Cấm người đi bộ

Không qua

Giới hạn tốc độ 90km/ h

Kết thúc giới hạn tốc độ 40km/h 

Giới hạn tốc độ tối thiểu (50km/h)

Đường một chiều bên trái

Đường một chiều (xe đạp)

Làn đường dành cho xe buýt

Làn đường dành cho xe đạp

Cấm người đi bộ sang đường

Sử dụng còi xe

Cấm dừng xe

Cấm đậu

Bãi đỗ xe hạn chế (8h sáng - 8h tối, giới hạn trong 60 phút)

Bảng biển báo giao thông đường bộ tại Nhật Bản

Những lưu ý khi lái xe ở Nhật Bản

Biển báo dấu hiệu cảnh báo ở Nhật Bản 

Tóm lại, nếu bạn có cơ hội du học hoặc du lịch Nhật Bản thì nhất định phải chú ý khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh. Trong trường hợp gặp tai nạn thì bạn có thể bấm 119 để thông báo, gọi xe cứu thương hoặc gọi 110 để báo cảnh sát nhé.

© 2003 IAMADD. All Right Reserved.